Các phương pháp đo điện trở chống sét

Các phương pháp đo điện trở chống sét, cụ thể gồm 4 phương pháp như sau:

  1. Phương pháp hai kìm

Với hệ thống nối đất liên hợp không có kết nối ngầm với nhau thì có thể sử dụng phương pháp này để đo điện trở đất. Chỉ có phần gần điểm thu sét của hệ thống nhất mới có thể thoát khỏi dòng sét một cách hiệu quả. Hệ thống này có mục đích là dẫn xung sét xuống đất.

  1.   Đo điện trở đất bằng phương pháp xung

Đây là phương pháp cho phép xác định được trở kháng đất của cả một tổng thể gồm móng trụ, hệ thống khung sắt của những cột điện cao thế. Ưu điểm đặc biệt khi sử dụng phương pháp này là không cần ngắt điện đường dây cao thế.

  1.   Phương pháp điện áp rơi 3 cực
  • Nguyên lý đo điện trở đất với cách này là bơm một dòng điện vào mạch gồm đồng hồ đo, cọc nối đất, điện cực dòng, đồng hồ đo. Điện cực dòng cần được đặt cách nhau tối thiểu 10 lần chiều dài cọc tiếp địa. Nên đảm bảo khoảng cách giữa các điện cực xa nhau nhất có thể. Thông thường, khoảng cách giữa các điện cực dòng là 40m.
  • Điện áp sẽ được cắm vào đất trong khu vực có điện thế bằng không, ở khoảng giữa điện cực dòng và cọc nối đất. Nên thực hiện cả ba phép đo với điện cực áp tại vị trí cách cọc nối đất khoảng 6m để đảm bảo sự chính xác. Nếu cả ba kết quả như nhau thì vị trí các điện cực áp đã được cắm chính xác.
  1.   Đo điện trở chống sét bằng phương pháp 4 cực

Phương pháp này phù hợp để đo điện trở cho các hệ thống nối đất liên hợp với hệ thống nối đất riêng lẻ và kết nối ngầm với nhau. Khi tiến hành đo điện trở chống sét cho hệ thống này, cần dùng thêm các kìm đo cô lập từng hệ thống nối đất riêng lẻ. Sau đó, bố trí các điện áp dòng, điện áp cực như phương pháp đo 3 cực. Riêng dòng điện được đo bởi kìm cố định trên cọc nối đất. Lúc này, điện trở sẽ được đồng hồ đo tính toán bằng giá trị của dòng điện chạy qua cọc nối đất.

Quy trình đo điện trở chống sét gồm các đầu việc sau:

  • Kiểm tra kim thu sét, các mối nối, các dây dẫn;
  • Xác định vị trí dây dẫn tiếp đất;
  • Làm sạch bề mặt dây dẫn ở vị trí vừa xác định được;
  • Sử dụng máy đo điện trở tiếp đất hệ thống chống sét;
  • Thiết lập các kết nối tùy theo loại máy đo điện trở nối đất;
  • Đọc giá trị đo và xử lý kết quả đo.
  1. Căn cứ quy định pháp luật
  • Điều 7 Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31//2014 của Chính phủ quy định cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định;
  • Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9385:2012 – Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra, bảo trì hệ thống – việc kiểm tra hệ thống chống sét được tiến hành định kỳ;
  • Theo Điều 35, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính Phủ: Quy định xử phạt vi phạm về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong thiết kế, thi công, kiểm tra, bảo trì hệ thống chống sét.
  • Việc tiến hành đo kiểm tra định kỳ điện trở tiếp đất của hệ thống chống sét là bắt buộc. Cơ quan Cảnh sát PCCC địa phương có trách nhiệm kiểm tra kết quả đo điện trở nối đất hệ thống chống sét của các địa bàn trên địa bàn.
  • Nếu trong quá trình đo điện trở vượt quá mức quy định, cần phải tiến hành kiểm tra, bảo trì khắc phục.

Thực hiện đo điện trở chống sét dựa trên TCVN 9385:2012

 

Hỗ trợ kỹ thuật 24/7

Để được tư vấn kỹ thuật và báo giá sản phẩm Chống sét Quý khách vui lòng liên hệ:

Mr. Thái Việt – avitec.vn@gmail.com - 0989211958  www.chongsettiepdia.com

Công ty TNHH Chống Sét An Việt hân hạnh được phục vụ Quý vị!

Bài viết khác