Tiêu chuẩn điện trở tiếp địa - Nguyên lý đo điện trở tiếp địa
Tiêu chuẩn điện trở tiếp địa - Nguyên lý đo điện trở tiếp địa.
Quy định về tiêu chuẩn điện trở tiếp địa để đảm bảo an toàn cho hệ thống điện trước sấm sét. Nguyên lý đo điện trở đất giúp bạn chọn được cách đo và thiết bị đo phù hợp.
Điện trở đất là gì?
Quy định về tiêu chuẩn điện trở tiếp địa
Nguyên lý đo điện trở đất
Thiết bị đo điện trở đất chất lượng
1.Điện trở tiếp địa là gì:
Điện trở tiếp địa là một trong những yếu tố quan trong cần phải nắm được trong quá trình thi công xây dựng tòa nhà đảm bảo nâng cao được khả năng chống sét. Vậy, tiêu chuẩn điện trở tiếp địa là bao nhiêu để đáp ứng yêu cầu khi lắp đặt hệ thống điện của tòa nhà, nhà máy,xí nghiệp,kho bãi…? Bạn có thể tham khảo ngay những chia sẻ về tiêu chuẩn của điện trở tiếp đất cũng như nguyên lý đo điện trở tiếp đất đất để có thêm thông tin khi lắp đặt điện.
Điện trở tiếp địa là gì?
Điện trở đất cũng là một dạng điện trở của khối đất được tính theo dạng lập phương với kích thước chính là bằng thể tích 1m3. Khi có sự lưu thông của dòng điện đi từ một khối đất này sang mặt đối diện của khối đất khác chính là điện trở đất.
Khi đó, đo điện trở đất được đánh giá là quy trình không thể bỏ qua trong việ thi công xây dựng các công trình. Công việc này hỗ trợ để đảm bảo an toàn cho các thiết bị chống sét khi được nối với nguồn điện. Sau khi đo xong, người thi công lắp đặt sẽ dựa vào chỉ số điện trở để thực hiện nối thiết bị chống sét với các đồ điện gia dụng, thiết bị công nghiệp hay cột điện cho tòa nhà.
Điện trở đất là tiêu chuẩn để đánh giá an toàn cho hệ thống điện như khả năng chống sét
Bạn có thể hiểu đơn giản, đo điện trở đất sẽ đánh giá được tình trạng an toàn cho hệ thống điện. Nhờ vậy, bạn có thể đảm bảo an toàn cho người dùng, thiết bị hoặc phòng tránh cháy nổ tốt nhất. Ngoài ra, sau khi đo và lắp được các thiết bị bảo vệ sẽ giúp giảm các hư hỏng, tăng tuổi thọ cho các thiết bị khi được tiếp mặt đất.
Hiện nay, đo điện trở đã được quy định thành tiêu chuẩn điện trở tiếp địa trong Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4756:1989. Với quy định về tiêu chuẩn điện trở tiếp địa sẽ giúp người thi công tiến hành đo và dựa vào để lắp đặt hệ thống điện đạt hiệu quả tốt nhất.
2.Quy định về tiêu chuẩn điện trở tiếp địa
Quy định về tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4756:1898 về Quy phạm tiếp địa và nối không các thiết bị điện. Theo đó, tiêu chuẩn đưa ra những định nghĩa, quy định về mức điện áp, cường độ dòng điện của thiết bị khi tiếp địa trong hệ thống mạng điện của tòa nhà.
TCVN 4756:1898 quy định cho các thiết bị điện xoay chiều có điện áp lớn hơn 42V trở lên, các thiết bị điện một chiều có điện áp lớn hơn 110V. Đồng thời, tiêu chuẩn cũng đưa ra những yêu cầu về tiếp địa và nối không.
Một số những quy định trong TCVN 4756:1898 về tiếp địa thiết bị như sau:
- Tiếp địa các thiết bị điện có mức điện áp lớn hơn 1000V trong mạng điện trung tính nổi.
- Khi tiến hành nối đất cho thiết bị có điện áp hơn 1000V cần đáp ứng yêu cầu trị số điện trở tiếp địa và trị số điện áp chạm.
- Điện trở của các thiết bị tiếp địa sẽ không được vượt quá 0.5, tính theo điện trở tiếp địa tự nhiên, điện trở tiếp địa nhân tạo không vượt quá 1.
- Trang bị tiếp địa cần đáp ứng yêu cầu trị số điện áp chạm không được vượt quá giá trị quy định khi có dòng ngắ mạch chạy qua.
Quy định về tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4756:1898 về Quy phạm tiếp địa và nối không các thiết bị điện trong tòa nhà
Khi tìm hiểu điện trở tiếp địa là bao nhiêu để đảm bảo lắp đặt các thiết bị được đảm bảo an toàn. Mức điện trở của trang bị tiếp địa sử dụng để tiếp địa thiết bị điện không được lớn hơn 4Ω. Bạn có thể tham khảo chi tiết những quy định về Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4756:1898 tại các văn bản pháp luật.
3.Nguyên lý đo điện trở đất
Nguyên lý đo diện trở tiếp đất còn được biết là phương pháp đo điện trở đất với nhiều phương pháp khác nhau. Bạn có thể dựa nguyên lý đo điện trở cách điện hoặc nguyên lý đo điện trở tiếp xúc để xác định được điện trở đất chính xác và phù hợp với điều kiện. Dưới đây là một số nguyên lý đo điện trở đất dựa theo từng phương pháp đo.
Thực hiện đo điện trở đất bằng phương pháp điện áp rơi 3 cực
Đây là phương pháp đo thông qua nguyên lý đo điện trở đất dựa theo việc cung cấp một dòng điện vào trong hệ thống mạch điện. Hệ thống này đã được chuẩn bị bao gồm đồng hồ đo điện, cọc nối đật - điện cực dòng.
Phương pháp đo điện trở cách điện bằng điện áp rơi 3 cực
Lưu ý, bạn cần tạo khoảng cách giữa điện cực đảm bảo chúng cách xa nhau nhất. Điện cực của dòng cần được đặt cách tối thiểu 10 lần so với chiều dài cọc tiếp địa được đo, có khoảng cách 40m.
Khi đó, mức điện áp sẽ được cắm vào đất ở khoảng giữa cọc tiếp địa và điện cự dòng. Lưu ý, trong khu vực này cần đảm bảo có điện thế bằng không. Ngoài ra, bạn cần đảm bảo vị trí thực hiện pháp đo cách cọc tiếp địa 6m.
Nguyên lý đo điện trở đất bằng phương pháp 4 cọc
Quy trình đo điện trở tiếp đất cũng có thể thực hiện bằng phương pháp 4 cọc cho trường hợp hệ thống tiếp địa liên hợp, riêng lẻ kết nối ngầm với nhau. Trước khi đo, bạn cần phải thực hiện cô lập các hệ thống tiếp địa riêng lẻ khác nhau thông qua phương pháp sử dụng các kìm đo của đồng hồ đo ampe.
Nguyên lý đo điện trở đất bằng phương pháp 4 cọc
Khi đó, điện áp cực, điện áp dòng sẽ được đặt tương tự nhưu cách đo 3 cực. Điểm khác biệt chính là dòng điện được đo đã được kìm cố định. Bạn sử dụng đồng hồ đo điện để đo điện trở bằng giá trị của dòng điện chạy qua cọc tiếp địa.
Phương pháp đo điện trở tiếp địa bằng phương pháp hai kìm
Đây là nguyên đo điện trở cách điện được sử dụng thông qua hệ thống tiếp địa liên hợp không có kết nối ngầm với nhau. Hệ thống này có vai trò dẫn xung sét xuống đất, chỉ có phần gần điểm thu sét nhất mới.
Tuy phương pháp tiếp địa với điện trở cố định thấp duy trì được những tính băng bảo vệ cơ bản tốt. Tuy nhiên, hệ thống này không đảm bảo được chức năng chống sét hoạt động tốt nhất.
Phương pháp đo điện trở tiếp địa bằng phương pháp hai kìm
Nguyên lý đo điện trở tiếp xúc bằng phương pháp xung
Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến đo điện trở tại các cột điện cao thế. Bạn sẽ kiểm tra, đo được trở kháng của đất từ hệ thống khung sắt và móng trụ.
4.Thiết bị đo điện trở đất chất lượng
Hiện nay có rất nhiều thiết bị đo điện trở đất thông dụng cho các kết quả chính xác. Một số những loại đồng hồ đo điện trở tiếp địa đang được sử dụng phổ biến hiện nay chính là đồng hồ đo diện trở đất, ampe kìm.
Máy đo điện trở là thiết bị đo điện trở chuyên dụng Kyoritsu 4105A
Trong đó, máy đo điện trở đất là dòng đồng đo điện chuyên dụng để đo điện trở đất trong xây dựng. Máy đo điện trở đất được đánh giá dễ sử dụng, thao tác đo đơn giản cho các kết quả chính xác nhất.
Do vậy, nếu bạn thường xuyên phải đo điện trở đất hoặc sử dụng chuyên nghiệp thì nên chọn dòng đồng hồ đo điện trở. Một số loại sản phẩm thích hợp như: Kyoritsu 4105A, Sanwa PDR4000, Kyoritsu 5020, Kyoritsu 4105DLH,...
Bạn có thể tham khảo thêm video sản phẩm: Kyoritsu 4105A - Đo Điện Trở Đất 0 - 20Ω/0 - 200Ω/0 - 2000Ω | Đủ Phụ Kiện | Chính Xác Cao
Ampe kìm cũng là đồng hồ đo điện đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Thiết bị có khả năng đo điện áp, đo cường độ dòng điện, đo điện trở hay công suất. Ampe kìm nhỏ gọn có khả năng đo dòng điện chính xác, đảm bảo kiểm tra được tình trạng của dòng điện.
Ampe kìm Hioki FT6380 có khả năng đo điện trở tiếp địa chính xác
Nếu bạn muốn sử dụng đồng hồ đo điện đa năng, sử dụng đo được nhiều tiêu chí khác nhau điện áp, dòng điện,... Ampe kìm chắc chắn sẽ là sản phẩm thích hợp nhất cho công việc của bạn.
Bạn có thể sử dụng ampe kìm để đo điện trở tiếp địa của hệ thống mạch điện cho tòa nhà. Những sản phẩm đồng hồ ampe có thể đo được điện trở đất tốt nhất như: Kyoritsu 4300, Kyoritsu 4200, Fluke 1630, Hioki FT6380
Trên đây là những thông tin về đo điện trở tiếp địa để đảm bảo kiểm tra và xác định được trị số điện trở đất đảm bảo phù hợp với hệ thống mạch điện. Qua đó, bạn có thêm những thông tin đo đạc điện trở để lắp đặt thiết bị và nâng cao khả năng chống sét đạt hiệu quả cao. Nếu còn có thắc mắc hoặc có nhu cầu mua máy kiểm tra điện, khách hàng có thể liên hệ đến Thietbidokiem.com
Thietbidokiem.com là nhà phân phối của nhiều thương hiệu lớn như:Hioti, Kyoritsum Fluke…,và nhiêu thiết bị như máy hàn, máy rửa xe, thang nhôm, xe đẩy hàng, cân điện tử, thiết bị cơ khí, máy kiểm tra nước... với giá tốt nhất, bảo hành 12-24 tháng.
Bài viết khác
- Máy bay được chống sét như thế nào?
- Máy bay được trang bị hệ thống chống sét như thế nào?
- Hệ thống chống sét cho máy bay như thế nào?
- Các biện pháp chống sét bảo vệ thiết bị điện tử mùa mưa
- Một số biện pháp phòng tránh sấm sét khi có mưa dông
- Cách bảo vệ tivi chống sét hay bảo vệ tivi khỏi các nguy cơ từ sấm sét
- Bảo trì, bảo dưỡng hệ thống tiếp địa
- Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị cắt sét 3 pha không phụ thuộc dòng tải
- Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị cắt lọc sét 1 pha hoặc 3 pha
- Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị chống sét cho đường mạng